Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xã Chiềng Cang thành lập 25 đội văn nghệ bản, 5 đội văn nghệ xung kích và 1 câu lạc bộ văn hóa người cao tuổi. Mỗi đội có 10-15 thành viên từ 25 đến trên 60 tuổi tham gia, góp phần gìn giữ, phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Với nhiệt huyết trong phong trào văn hóa, văn nghệ, không ít già làng, trưởng bản và những người trẻ tuổi tình nguyện tiên phong và trở thành hạt nhân văn nghệ quần chúng, góp phần thúc đẩy phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật tỉnh có 273 hội viên, sinh hoạt ở 14 chi hội, với nhiều lĩnh vực, như: Văn học, lý luận phê bình, nhiếp ảnh, mỹ thuật, thơ tiếng dân tộc và sưu tầm, nghiên cứu văn nghệ dân gian, nghệ thuật biểu diễn... Trong những năm qua, các hội viên luôn bám sát chủ đề, chủ điểm, ở từng lĩnh vực để sáng tác, tạo nên các tác phẩm chất lượng, mang hơi thở cuộc sống.
Văn học dân gian của người Mường được ví như dòng chảy của một con sông tụ góp từ các dòng suối nhỏ dạt dào, với những thể loại văn học được truyền miệng qua nhiều thế hệ và trở thành giá trị tinh thần trong đời sống văn hóa. Điển hình như: Tục ngữ, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ dài và đặc biệt hơn cả là những điệu dân ca Mường (Đang Mường) ngọt ngào, du dương chứa chan tình người - một hình thức sinh hoạt phong phú, hấp dẫn...
Chứa đựng sức sống mãnh liệt đến diệu kỳ, mùa xuân luôn đem đến cho các văn nghệ sĩ nguồn cảm hứng sáng tạo dạt dào. Các tác phẩm nghệ thuật dù ở bất kỳ loại hình nào, từ thơ ca, văn xuôi, âm nhạc, múa, nhiếp ảnh, mỹ thuật… khi được bắt nguồn từ những hương vị đầu xuân cũng luôn ngọt ngào, say đắm và đầy sức sống.