Chiều 17/1, tại Hà Nội, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ ra mắt Tủ sách “Thanh niên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và giới thiệu cuốn sách “Một số mô hình phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả của Đoàn Thanh niên”.
Có tiềm năng phát triển ở các lĩnh vực âm nhạc, văn học, nghệ thuật dân gian, nhiều thành phố của Việt Nam đã và đang hội tụ đầy đủ điều kiện để gia nhập Mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi sự chủ động, quyết tâm của các cấp chính quyền cùng những chính sách phù hợp dựa trên thực trạng và tiềm năng của từng thành phố.
Công nghiệp văn hóa có lợi thế là hạn chế khai thác tài nguyên, ít gây ô nhiễm; đồng thời, tạo ra sức sống mới cho di sản, khai thác tốt vốn văn hóa truyền thống, tăng cường sức mạnh mềm quốc gia. Là trung tâm văn hóa lớn nhất cả nước, Hà Nội đã có nhiều hoạt động thúc đẩy công nghiệp văn hóa, song vẫn còn nhiều lỗ hổng về nhận thức, chính sách. Vì vậy, thành phố đang nỗ lực tạo bước đột phá để trở thành một trong ba trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước theo Chiến lược phát triển Công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Ngay sau khi Di sản Nghệ thuật Xòe Thái chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, ngày 15/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng 4 tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La đã phối hợp tổ chức chương trình chào mừng sự kiện đáng nhớ này.
Ngày 15/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lớp tập huấn, truyền dạy tác phẩm múa “Vũ điệu kết đoàn” (bước 1) cho 75 học viên đến từ Trung tâm Truyền thông - Văn hóa và hạt nhân văn nghệ cơ sở của các huyện, thành phố.
Những năm qua, phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng ở Thuận Châu được phát triển rộng khắp. Thổi hồn và duy trì phong trào là những hạt nhân văn nghệ nòng cốt ở cơ sở. Với tình yêu, niềm đam mê văn hóa dân tộc, họ đã góp phần gìn giữ và làm phong phú thêm truyền thống văn hóa của dân tộc, đồng thời, thúc đẩy phong trào văn hóa, văn nghệ địa phương phát triển.
Những năm gần đây, công chúng yêu thơ ghi nhận và đánh giá cao chân dung một nhà thơ có nhiều đóng góp cho nền thơ ca hiện đại. Đó là nhà thơ Nguyễn Hòa Bình, một người lính trở về sau chiến tranh, một nhà báo năng động trong nhiều mảng đề tài. Ông đã giành giải A cuộc thi Thơ tình năm 2006-2007 do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, triển khai Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, Bộ đã có hướng dẫn tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.
Là một người thích nghe dân ca, nhạc xưa, tôi đã từng nghe qua bài hát “Địu con đi nhà trẻ” nhưng không mấy ấn tượng, chỉ thấy giai điệu dễ nghe. Cho đến tận bây giờ, khi có gia đình, có con, đã thấm thía những va chạm cuộc đời, một chiều ở nhà chống dịch Covid-19, trông con, ngồi tĩnh lặng nghe kỹ mới thấy bài hát có lời ca tuyệt vời.
Trong 2 ngày (9 và 10/10), UBND Thành phố tổ chức tập huấn, phổ biến các điệu xòe Thái cho lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức thuộc Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam, các đoàn thể và giáo viên phụ trách công tác đoàn, đội của các trường THCS, trường tiểu học -THCS trên địa bàn Thành phố.
Giọng hát cao, trong sáng, truyền cảm, Hà Thơm - nữ ca sỹ trẻ tài năng được những người trong giới nghệ thuật đánh giá là ca sĩ có cả “Thanh và Sắc”, đã và đang được nhiều khán giả yêu mến, từng bước khẳng định mình trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật của miền Tây Bắc.