Ngày 13/7, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết kinh tế toàn cầu trong quý I/2023 tăng trưởng ở mức khả quan hơn so với dự báo hồi tháng 4 của cơ quan này.
Sáng ngày 11/7/2023, tại Jakarta, Indonesia, đã diễn ra các hoạt động đầu tiên của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN trong khuôn khổ AMM-56. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn Việt Nam dự Hội nghị Ủy ban Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) và phiên đối thoại với Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR).
Tuần qua (3 - 9/7), thế giới trải qua nhiều sự kiện đáng chú ý; trong đó, việc Pháp tuyên bố các cuộc biểu tình bạo loạn tại nước này đã chấm dứt cùng với những kỳ vọng xoay quanh chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã trở thành "điểm sáng" trong bức tranh thế giới tuần qua, cho thấy những bất đồng đang được hàn gắn và xu hướng hòa giải, ổn định vẫn là mục tiêu các nước hướng đến.
FDI toàn cầu tăng trưởng chậm lại chủ yếu do các cuộc khủng hoảng đa tầng đang diễn ra trên toàn thế giới, từ cuộc xung đột ở Ukraine đến giá thực phẩm và năng lượng tăng cao...
Biến đổi khí hậu có thể khiến tương lai con người chìm trong nghèo đói và phải đối mặt với nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác. Các nhà lãnh đạo cần thay đổi những tư duy ngắn hạn khi đối phó với khủng hoảng khí hậu.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) António Guterres ngày 3/7 kêu gọi tăng cường hỗ trợ cho cảnh sát Haiti để đối phó với làn sóng "bạo lực chưa từng có" trong những tháng gần đây, khiến hơn 1.000 người chết, bị thương và bị bắt cóc.
Tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva đã diễn ra khóa họp Hội đồng kinh tế-xã hội của Liên hợp quốc (ECOSOC) về các hoạt động hỗ trợ nhân đạo năm 2023. Khóa họp bao gồm các phiên thảo luận về giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực và nguy cơ xảy ra nạn đói trên thế giới.
Việt Nam ghi nhận phía Hoa Kỳ đã có đánh giá tích cực hơn tại Báo cáo năm 2023 về tình hình mua bán người trên thế giới của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Trên tinh thần đó, chúng tôi mong muốn hai bên tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong thời gian tới để phía Hoa Kỳ có đánh giá khách quan, chính xác, toàn diện hơn nữa về tình hình, nỗ lực thực chất của Việt Nam.
Theo TTXVN, nhân dịp chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol (Yun Sớc Yên) tới Việt Nam từ ngày 22 đến 24/6, Chủ tịch Cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) Yoo Jeong Yeol (Yu Choong Yên) vừa có bài viết đăng trên Nhật báo Kinh tế nhan đề “Việt Nam, đối tác kinh tế Hàn Quốc nhất định cần hợp tác”.
Nhiều nước châu Á đang vật lộn với thời tiết nắng nóng khi nhiệt độ tăng cao kỷ lục. Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu đang là vấn đề được các nước quan tâm bởi nền nhiệt độ tăng cao bất thường gây ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt của người dân, làm đình trệ hoạt động sản xuất và tác động không nhỏ tới kinh tế-xã hội.
Theo TTXVN, Hội nghị lần thứ 33 các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) vừa bế mạc tại Trụ sở Liên hợp quốc tại New York, Mỹ. Hội nghị kêu gọi nỗ lực ứng phó các thách thức đối với các nước đang phát triển, trong đó có phát triển nền kinh tế biển bền vững.
Ngày 15/6, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Ðại hội đồng Liên hợp quốc (ÐHÐ LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về chủ đề "Quyền tiếp cận công lý bình đẳng cho tất cả mọi người: Thúc đẩy cải cách vì xã hội hòa bình, công bằng và bao trùm" dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch ÐHÐ LHQ khóa 77, Ðại sứ Ðặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ.
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm thay đổi cách thức hoạt động của nhiều lĩnh vực từ hành chính công, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, cho đến các lĩnh vực sáng tạo. Tuy nhiên, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho rằng: Những hồi chuông cảnh báo về AI đang được gióng lên và giờ là lúc cần nghiêm túc xem xét những cảnh báo đó.
Trong thập niên qua, việc thúc đẩy bình đẳng giới không đạt được tiến bộ do những thành kiến văn hóa tiếp tục cản trở việc trao quyền cho phụ nữ. Điều đó đã thách thức những mục tiêu của thế giới trong việc đạt được mục tiêu của Liên hợp quốc về bình đẳng giới vào năm 2030.
Vỡ đập thủy điện Kakhovka ở miền Nam Ukraine; các nước châu Phi họp trực tuyến tìm giải pháp cho cuộc xung đột Nga-Ukraine; Khoảng 675 triệu người trên thế giới bị thiếu điện; Canada chật vật ứng phó với cháy rừng nghiêm trọng chưa từng có; ASEAN đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số để mở rộng hợp tác kinh tế;… là một số sự kiện tiêu biểu của thế giới tuần qua (5-11/6).
Theo TTXVN, nhà báo kỳ cựu người Đức Hellmut Kapfenberger vừa ra mắt cuốn sách mới về Việt Nam. Cuốn sách là những ghi chép và hình ảnh chân thực mà tác giả thu thập được về cuộc chiến ở Việt Nam năm 1972, khi ông đang là phóng viên thường trú hãng thông tấn ADN của Cộng hòa dân chủ Đức và báo Nước Đức mới tại Hà Nội.
Giới chuyên gia Mỹ mới đây cảnh báo về một cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần nghiêm trọng đối với giới trẻ nước này, mà ở đó, mạng xã hội là một trong những nguyên nhân chính. Sự lan truyền nhanh chóng và khó kiểm soát của các tin tức có nội dung xấu, độc, giả mạo trên không gian mạng đang đặt ra vấn đề về trách nhiệm pháp lý của các hãng công nghệ đối với người dùng.
Ngày 27/5, trước thềm Phiên đàm phán thứ hai của Ủy ban đàm phán liên chính phủ về Thỏa thuận quốc tế về chấm dứt ô nhiễm nhựa (CIN-2), đại diện của gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham dự Hội nghị cấp cao về giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa đã được tổ chức tại trụ sở UNESCO ở Paris theo sáng kiến của nước chủ nhà Pháp.
Thế giới hiện đứng trước nhiều thách thức để hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Liên hợp quốc vào năm 2030, nhằm xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường và khí hậu Trái đất, bảo đảm mọi người trên hành tinh có thể tận hưởng hòa bình và thịnh vượng.