Từng bước hiện thực mục tiêu chuyển đổi sản xuất lúa từ phương thức truyền thống sang sản xuất lúa hữu cơ và theo hướng hữu cơ, hướng đến nền nông nghiệp xanh và bền vững, vụ xuân năm 2024, huyện Phù Yên đã xây dựng kế hoạch thực hiện mô hình "Ruộng nhà mình" trên địa bàn xã Quang Huy. Mô hình đã và đang cho thấy hiệu quả.
Năm 2024, sản lượng nông sản toàn tỉnh dự kiến đạt khoảng 2 triệu tấn. Hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản, Hội Nông dân tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cơ sở hội rà soát, sẵn sàng triển khai hỗ trợ các hội viên, nông dân khi có nhu cầu.
Thời điểm này bắt đầu vào vụ thu hoạch xoài tượng da xanh. Để hỗ trợ bà con nông dân và các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh tiêu thụ xoài, Trung tâm Chế biến rau, quả Doveco Sơn La đang thực hiện 100% công suất, làm việc 3 ca liên tục/ngày chế biến các sản phẩm từ xoài.
Những ngày này, về các nhà máy, xí nghiệp tại huyện Phù Yên, chứng kiến không khí lao động khẩn trương, chuyên nghiệp của công nhân, người lao động, với quyết tâm hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất, đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu trong năm đã đặt ra.
Cuối tháng 5, trên các sườn đồi, thung lũng của xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, bắt gặp rất đông người dân khẩn trương thu hoạch mận. Những chuyến xe ngược xuôi nhộn nhịp chở mận đi tiêu thụ. Năm nay, mận được giá, nông dân phấn khởi.
Năm nay, thời tiết nắng nóng kéo dài, sản lượng nhãn ở Sông Mã không đạt được như mong muốn nhưng người dân vẫn phấn khởi bởi nhãn chín sớm bán được giá.
Huyện Mộc Châu là một trong những địa phương có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn của tỉnh. Những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và phát triển nông nghiệp hữu cơ được nhiều doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân thực hiện, tạo ra các sản phẩm chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Sau những năm tháng trong quân ngũ, trở về quê hương, những hội viên Hội Cựu chiến binh huyện Thuận Châu vẫn vẹn nguyên ý chí, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, gương mẫu trong các phong trào thi đua, trở thành những điển hình trong phát triển kinh tế tại địa phương.
Thời kỳ bùng nổ của công nghệ hiện nay, kéo theo rất nhiều thay đổi trong đời sống nhân dân. Trong đó phải kể đến xu hướng kinh doanh online ngày càng phổ biến, đã mang lại nhiều tiện ích cho người bán và người mua.
Những năm qua, các cấp hội nông dân trên địa bàn huyện Thuận Châu đã vận động hội viên khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế. Nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế và được nhân rộng, góp phần thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo.
Hiện nay, huyện Sông Mã có 10.700 ha cây ăn quả, trong đó, 7.500 ha nhãn, sản lượng hằng năm đạt trên 70.000 tấn quả. Thời điểm này, các hợp tác xã và người trồng nhãn đang tập trung chăm sóc diện tích nhãn, phục vụ xuất khẩu niên vụ 2024.
Triển khai Đề án "Phát triển quế trên địa bàn huyện, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2023", huyện Sông Mã đã tích cực vận động nhân dân tham gia trồng quế với mục tiêu tạo vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến, góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo thu nhập cho nhân dân.
Ngày 15/4, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có cuộc làm việc với Ngân hành Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Sơn La, khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 của Chính phủ.
Thúa ố là thức chấm được làm từ đậu tương lên men, là món ăn dân dã của đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La. HTX Nông nghiệp bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La, đã nghiên cứu, đầu tư đưa món thúa ố thành sản phẩm OCOP đạt chứng nhận 3 sao.
Những năm gần đây, huyện Sốp Cộp đã trồng thử nghiệm và triển khai các mô hình liên kết trồng cây dược liệu, mở ra hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Sau hơn một năm chính thức đi vào hoạt động, Nhà máy phân bón Sông Lam Tây Bắc đã sản xuất hơn 22.600 tấn phân bón vô cơ và 3.800 tấn phân bón hữu cơ vi sinh; trong đó, đã cung ứng gần 18.300 tấn phục vụ sản xuất của bà con nông dân trong toàn tỉnh.
Với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh đã tham mưu ban hành kế hoạch của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, chỉ đạo thành lập tổ công tác về thương mại điện tử của Cục QLTT để nắm tình hình, kiểm tra, kiểm soát đôn đốc việc tuân thủ các quy định của pháp luật về thương mại điện tử của các tổ chức cá nhân kinh doanh trên môi trường mạng.