Từ kinh doanh thủy sản và nuôi cá lồng có thu nhập trên 500 triệu đồng/năm, gia đình ông Cao Văn Quý, bản Nà Nong, xã Chiềng Lao, huyện Mường La, trở thành điển hình phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của huyện.
Sáng kiến “Ứng dụng VBA trong Excel tạo công cụ chuyển đổi danh sách tọa độ, thông tin các vị trí cột thành bản vẽ 3D, 2D phục vụ công tác quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp, khảo sát lập phương án kỹ thuật” của nhóm tác giả Vương Văn Chiến, Hoàng Mạnh Hà, Hoàng Tạ Ân, thuộc Công ty Điện lực Sơn La, khi được áp dụng vào thực tế đã và đang phát huy hiệu quả, giúp cho việc quản lý, vận hành đường dây, lưới điện được đảm bảo an toàn, chính xác tuyệt đối, góp phần đẩy nhanh tiến độ phủ rộng lưới điện quốc gia trên toàn tỉnh.
Đến bản Cổng Chặp, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, nói đến ông Sùng Giả Dia, người cao tuổi tiêu biểu của bản, rất nhiều người biết bởi ông là người tích cực tuyên truyền, vận động người thân và dân bản thực hiện nếp sống văn hóa, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát triển kinh tế, xóa đói nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Trong khi nhiều bạn bè cùng trang lứa lựa chọn rời quê để lập nghiệp thì chàng thanh niên Phan Văn Hiệp, bản Nghĩa Hưng, xã Mường Cơi, huyện Phù Yên lại quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Không chỉ thành công với mô hình kinh tế tổng hợp, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình, Hiệp còn đóng góp vào quá trình xây dựng bản nông thôn mới kiểu mẫu tại địa phương.
Vượt khó khăn gắn bó với nghề, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và tích cực tham gia công tác đoàn, đội và cộng đồng, là những nhận xét của bạn bè, đồng nghiệp và học sinh dành cho thầy giáo trẻ Nguyễn Văn Xuân, Bí thư Chi đoàn cán bộ, giáo viên Trường THPT Thuận Châu, huyện Thuận Châu.
Anh Nguyễn Trọng Nam, kiểm lâm viên Phòng Quản lý bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên, Chi cục Kiểm lâm Sơn La được đồng nghiệp đánh giá cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng động, nhiệt tình trong các hoạt của cơ quan; đam mê sáng tạo, nghiên cứu các sáng kiến để ứng dụng vào thực tế công việc.
Em Vừ Trung Bay, sinh viên năm thứ 3, Khoa Đào tạo giáo viên, Trường Cao đẳng Sơn La, là một trong 50 tấm gương thanh niên khuyết tật được tuyên dương tại Chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” năm 2021 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH TCPVN tổ chức tại Hà Nội.
Từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, anh Ngô Quốc Khánh, bản Mai Ngập, xã Chiềng Sàng, huyện Yên Châu đã lựa chọn giống cây ăn quả phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương và áp dụng kỹ thuật vào chăm sóc, đã đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Nhờ đó, gia đình anh Khánh đã thoát hộ nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống và làm giàu.
Với niềm đam mê nghiên cứu khoa học, kỹ sư nông nghiệp Phạm Hân Hạnh, cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mai Sơn đã có nhiều sáng kiến kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, tiết kiệm chi phí đầu tư, nâng cao năng suất, hiệu quả cây trồng, vật nuôi.
Những năm qua, gia đình chị Lường Thị Lợi, bản Cang Bó Ban, xã Mường Trai, huyện Mường La được công nhận là điển hình của tỉnh trong phát triển mô hình kinh tế kết hợp giữa trồng chuối, ngô lai, sắn làm thức ăn để giảm chi phí, tăng lợi nhuận trong chăn nuôi lợn, nuôi cá lồng, có thu nhập trên 600 triệu đồng/năm.
Chuyên môn vững, nhiều sáng kiến kinh nghiệm, tích cực nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi dậy sự hứng thú, đam mê môn Toán của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Toán tại nhà trường. Đó là nhận xét của đồng nghiệp về cô giáo Tòng Thị Thanh Dung, giáo viên môn Toán, Trường THPT Mường La.
Năng động nắm bắt nhu cầu thị trường, phát triển mô hình kinh tế tổng hợp, chị Hà Thị Xoa, bản Phách, xã Chiềng Khừa (Mộc Châu) vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu chính đáng.
Ông Nguyễn Văn Cường, Bí thư Chi bộ bản Nghĩa Hưng, xã Mường Cơi (Phù Yên) luôn đi đầu trong các công việc chung của bản; năng động trong phát triển kinh tế gia đình; tích cực giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, giúp các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trong bản, xã phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Để xóa nghèo thì bản thân và các thành viên trong gia đình phải không ngừng học hỏi cách thức chăn nuôi, trồng trọt; biết tích lũy vốn để mở rộng mô hình. Đó là suy nghĩ và cách làm của chị Giàng Thị Chía, dân tộc Mông, bản Phiêng Ban, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai năng động, vươn lên thoát nghèo, trở thành điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương.
Để xóa nghèo thì bản thân và các thành viên trong gia đình phải không ngừng học hỏi cách thức chăn nuôi, trồng trọt; biết tích lũy vốn để mở rộng mô hình. Đó là suy nghĩ và cách làm của chị Giàng Thị Chía, dân tộc Mông, bản Phiêng Ban, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai năng động, vươn lên thoát nghèo, trở thành điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương.
Dòng họ Cầm ở tổ 7, phường Tô Hiệu (Thành phố) có 21 hộ, với 65 thành viên, có truyền thống hiếu học và có nhiều con, cháu thành đạt. Khơi dậy tinh thần hiếu học, dòng họ Cầm đã và đang triển khai nhiều hoạt động khuyến học, khuyến tài; khuyến khích các thành viên luôn đoàn kết, giúp nhau vươn lên trong học tập, công tác và cuộc sống.
Em Lò Thị Thu, học sinh lớp 12 Sử, Trường THPT Chuyên Sơn La được thầy cô giáo, bạn bè biết đến với thành tích học tập và đạt giải cao tại các kỳ thi học sinh giỏi môn Lịch sử ở các cấp độ từ trường đến quốc gia.
Trong đợt thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại huyện Phù Yên vừa qua, đã có nhiều cá nhân thầm lặng góp sức cho cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh. Trong số đó, có ông Nguyễn Văn Thường, Tiểu khu trưởng, Tổ trưởng tổ Covid-19 cộng đồng tiểu khu 6, thị trấn Phù Yên.
Cựu chiến binh Cầm Văn Miến, bản Củ, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, là tấm gương cựu chiến binh tiêu biểu, tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, vươn lên làm giàu cho gia đình và chia sẻ cùng đồng đội kinh nghiệm sản xuất, trở thành điển hình trong phong trào “Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi”.
Nhiệt tình, trách nhiệm trong các công việc của bản; gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình, được người dân tin tưởng, quý mến. Đây là nhận xét của người dân bản Tạ Búng, xã Tạ Bú (Mường La) về anh Lò Văn Cường, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Tạ Búng.