Thuận Châu là huyện có trên 93% là đồng bào dân tộc thiểu số, vì vậy trong những năm qua, huyện luôn chú trọng thực hiện tốt các chính sách giúp đồng bào phát triển kinh tế, nâng cao đời sống mọi mặt, củng cố niềm tin của bà con vào sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước.
Về xã Chiềng Ngần (Thành phố) những ngày này, có thể thấy bộ mặt nông thôn xã như khoác lên mình chiếc áo mới. Những tuyến đường ngõ xóm, ngõ bản, liên bản được bê tông hóa; các công trình phúc lợi, trường học được xây dựng khang trang, kiên cố, khuôn viên nhà cửa được chỉnh trang sạch đẹp; đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên. Đây là thành quả phấn đấu của Thành phố và sự nỗ lực cấp ủy, chính quyền và nhân dân để Chiềng Ngần cán đích đạt chuẩn nông thôn mới.
Với chủ trương đúng, trúng, cùng sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân, công cuộc xóa đói nghèo tại Mộc Châu đã đạt nhiều kết quả quan trọng, nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
Với phương châm “Không bỏ sót ai và ai cũng có cơ hội”, những giải pháp chăm lo đời sống cho người nghèo, người yếu thế được Đảng bộ, chính quyền huyện Mộc Châu cụ thể hóa bằng những cách làm sáng tạo, hợp lòng dân, nhanh chóng đi vào thực tiễn, trở thành phong trào thiết thực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện.
Sau khi cán đích nông thôn mới vào tháng 12 năm 2018, xã Hua La (Thành phố) vẫn không ngừng nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới đã đạt được, để nông thôn nơi đây có thêm diện mạo mới.
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh đã tập trung huy động các nguồn vốn nhằm đảm bảo vốn vay cho các huyện nghèo giúp người dân và doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập.
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh đã tập trung huy động các nguồn vốn nhằm đảm bảo vốn vay cho các huyện nghèo giúp người dân và doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập.
Là một trong 61 huyện nghèo trong cả nước được thụ hưởng Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, những năm gần đây, huyện Bắc Yên đã và đang tổ chức triển khai với nhiều giải pháp tích cực để các xã nghèo từng bước phát triển.
Ngày 31/5, huyện Yên Châu đã tổ chức Hội đồng đánh giá, chấm điểm sản phẩm OCOP cấp huyện, một trong những nội dung trong chương trình Lễ hội xoài Yên Châu 2019 và Công nhận nhãn hiệu chứng nhận chuối Yên Châu.
Thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, tỉnh ta có 5 huyện được thụ hưởng chương trình (huyện nghèo), gồm: Phù Yên, Bắc Yên, Mường La, Quỳnh Nhai và Sốp Cộp. Sau 10 năm thực hiện, bộ mặt nông thôn các địa phương thụ hưởng chương trình đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống đồng bào được cải thiện và nâng cao.
Ngày 16/5, Sở Thông tin và Truyền thông Sơn La thông đã tổ chức Ký kết tuyên truyền Dự án “Truyền thông và giảm nghèo về thông tin” và “Thông tin đối ngoại” năm 2019. Dự ký kết có lãnh đạo các cơ quan báo chí địa phương và Trung ương trên địa bàn; Trung tâm Truyền thông - Văn hoá các huyện Phù Yên, Bắc Yên, Vân Hồ và thành phố Sơn La.
Trên con đường dẫn vào trung tâm huyện Vân Hồ, không khó để người đi đường nhận ra hệ thống nhà lưới trồng rau được đầu tư hiện đại. Được biết, đây là khu nhà lưới trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP của HTX rau an toàn Vân Hồ. Dừng xe trước hệ thống nhà lưới, chúng tôi gặp chị Mùi Thị Hương ở bản Hang Trùng 1, xã Vân Hồ, thành viên HTX rau an toàn Vân Hồ, chị Hương, chia sẻ: Gia đình tôi trước đây trồng ngô và lúa, lao động vất vả nhưng cũng chỉ đủ ăn. Năm 2015, gia đình tôi tham gia HTX rau an toàn Vân Hồ, với 500 m2 nhà lưới được huyện hỗ trợ và 1.200 m² đất ruộng chuyển đổi sang trồng rau. Mỗi năm trừ chi phí gia đình thu lời gần 100 triệu đồng, so với trồng lúa thì hiệu quả cao hơn rất nhiều, thu nhập ổn định.
Trong 3 ngày, từ 16 đến ngày 18/10, đồng chí Nguyễn Thái Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố cùng các đồng chí trong Thường trực Thành ủy, UBND Thành phố đã đến thăm hỏi, tặng quà cho hộ nghèo trên địa bàn Thành phố.
Dự án giảm nghèo giai đoạn II được triển khai trên địa bàn 196 bản, thuộc 10 xã của huyện Thuận Châu, trong đó 6 xã vùng cao và 4 xã vùng thấp. Qua 8 năm thực hiện, với nhiều cách làm hiệu quả đã góp phần quan trọng cải thiện hạ tầng cơ sở, hỗ trợ cải thiện sinh kế, giúp người dân vươn lên thoát nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Từ đầu năm đến nay, Hội Phụ nữ Mộc Châu tích cực triển khai thực hiện công tác phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức giải ngân trên 3,3 tỷ đồng, nâng tổng số dư nợ gần 87 tỷ đồng, quản lý 73 tổ với 2.658 thành viên vay. Phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập các tổ và giải ngân cho 11 hộ vay với tổng số tiền trên 1,6 tỷ đồng, nâng tổng số vốn vay quản lý trên 10 tỷ đồng với 97 hộ vay vốn.
“Rà soát các hộ gia đình có khả năng thoát nghèo, phân công các tổ chức đoàn thể phụ trách trợ giúp theo hình thức phù hợp, cụ thể như: Hỗ trợ về bò sinh sản, nuôi gà trên đệm lót sinh học, hỗ trợ làm nhà...” là những cách làm đang được UBND thị trấn Mộc Châu thực hiện hiệu quả, góp phần giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn.
Từ đầu năm đến nay, Hội LHPN huyện Mai Sơn đã duy trì và làm tốt công tác phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội nhân ủy thác cho vay hộ nghèo, tổng dư nợ do Hội quản lý tại 20 xã, thị trấn đạt trên 110,5 tỷ đồng, cho trên 3.900 hộ vay vốn.
Xã Mường Men (Vân Hồ), hiện có 8 bản, với 430 hộ dân, 1.834 nhân khẩu, 2 dân tộc Thái, Kinh cùng sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo còn trên 68%. Do đường giao thông cách trở, đất nông nghiệp chủ yếu là đất đồi núi khó canh tác, nên đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Song điều ghi nhận là, những năm qua, nhân dân trong xã đã nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên thoát nghèo.
Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, từ năm 2016 đến nay, Thành phố đã huy động các nguồn lực và tổ chức thực hiện tốt các chương trình và chính sách giảm nghèo, đánh giá rà soát đúng thực tế tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng giai đoạn 2016-2020.
Thời gian qua, Hội Nông dân xã Hát Lót đã chủ động phối hợp với các đơn vị chuyên môn của huyện đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung ứng vật tư, phân bón, đặc biệt là đẩy mạnh hỗ trợ hội viên nông dân tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi đầu tư sản xuất, kinh doanh. Từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, đến nay xã Hát Lót đã trở thành vùng chuyên canh cây ăn quả an toàn đem lại thu nhập cao cho nông dân.