Cây chè đã gắn bó với người dân ở xã Chiềng Khoa, huyện Vân Hồ gần 15 năm, cây chè ngày càng phát triển, phủ một màu xanh ngát và trở thành cây trồng chủ lực, đem lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Những ngày đầu tháng 9, chúng tôi tới xã Tân Xuân (Vân Hồ), là địa phương chịu thiệt hại nặng nề do sạt lở bởi mưa lũ. Dọc tuyến tỉnh lộ 102 từ xã Xuân Nha đi Tân Xuân, có nhiều điểm sạt lở đất, đá trên mặt đường, gây ách tắc giao thông cục bộ, chúng tôi phải đi bộ hơn 2 km đường lầy lội mới vào được đến trung tâm xã Tân Xuân.
Những ngày này, các trường học trên địa bàn tỉnh đang chuẩn bị bước vào năm học mới, để giúp bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về những khó khăn của thầy và trò các trường ở vùng cao, chúng tôi đến điểm trường bản Khảm thuộc Trường tiểu học Tô Múa, xã Tô Múa, huyện Vân Hồ.
Chỉ với trên 1,6 triệu đồng trọn gói cho tour du lịch 2 ngày 1 đêm Hà Nội - Vân Hồ, du khách không những được trải nghiệm nét đặc sắc về truyền thống văn hóa đồng bào các dân tộc nơi đây mà còn được thăm quan, trải nghiệm các danh lam, thắng cảnh, trong đó có thác Tạt Nàng, ở bản Phụ Mẫu I, xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ. Một dòng thác biểu tượng cho tình yêu thủy chung của người con gái Thái xinh đẹp nổi tiếng một vùng.
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cho người nông dân, Hội Nông dân tỉnh đã hỗ trợ triển khai mô hình tưới nhỏ giọt cho cây ăn quả trên đất dốc bằng công nghệ Israel tại xã Chiềng Xuân, mô hình không chỉ giúp giảm chi phí, nhân công, mà còn góp phần tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác.
Nhờ tích cực chuyển đổi cây trồng trên đất dốc, thực hiện cải tạo vườn tạp, hướng tới sản xuất nông sản sạch, thu nhập bình quân của thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp Tiến Thành, xã Chiềng Xuân (Vân Hồ) đạt từ 120 - 150 triệu đồng/thành viên/năm.
Xác định các hoạt động dịch vụ hỗ trợ vốn vay, tư vấn, dạy nghề là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua do Hội và địa phương phát động, thời gian qua, Hội Nông dân Vân Hồ đã chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng tạo điều kiện cho hàng nghìn lượt hội viên được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi, được tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật xây dựng, nhân rộng hàng chục mô hình phát triển kinh tế và hỗ trợ xúc tiến, quảng bá xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản địa phương.
Năm 2015, 11 hộ dân ở bản Un, xã Song Khủa, huyện Vân Hồ phải di dời khỏi vùng bị sạt lở nguy hiểm để đến nơi ở mới an toàn. Trước khi di chuyển, lãnh đạo huyện đã hứa sẽ hỗ trợ một khoản kinh phí theo các quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, đến nay việc hỗ trợ cho các hộ dân nơi đây vẫn còn dang dở, đời sống, sản xuất các hộ gia đình phải di chuyển đang gặp nhiều khó khăn.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, từ chiều ngày 17/7 đến hết ngày 21/7 trên địa bàn huyện Vân Hồ đã có mưa to và rất to, gây ra lũ. Mưa lũ làm 1 người dân tại Bản Cò Hào, xã Chiềng Yên bị thương nặng; 198 ngôi nhà bị sạt lở, ngập nước; trên 200 ha lúa, hoa màu, cây ăn quả bị thiệt hại; tuyến đường Quốc lộ 6 qua địa phận xã Lóng Luông bị ngập nước trong nhiều ngày khiến giao thông tê liệt; các tuyến đường từ huyện đi các xã cũng bị mưa lũ làm sạt lở, gây ách tắc giao thông; nhiều công trình thủy lợi, nhà văn hóa, trường học và trụ sở làm việc của UBND xã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tổng thiệt hại ước tính trên 42 tỷ đồng.
Nghề dệt vải lanh từ lâu đã gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc Mông. Ngày nay, trên thị trường có nhiều loại vải, mẫu mã phong phú đa dạng, nhiều màu sắc nên nghề dệt vải lanh bị mai một. Song, người Mông bản Chiềng Đi II, xã Vân Hồ (Vân Hồ) vẫn luôn giữ gìn và bảo tồn nghề dệt vải lanh, không chỉ là lưu giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mà còn phát triển trở thành dịch vụ du lịch, góp phần ổn định đời sống.
Tính đến thời điểm hiện tại, xã Chiềng Khoa (Vân Hồ) có 7/13 bản có người bị nhiễm HIV/AIDS, với 17 trường hợp nhiễm HIV còn sống. Trong đó, 16 trường hợp đang điều trị thuốc kháng vi rút ARV và 1 trường hợp bỏ điều trị. Để nâng cao nhận thức cho người dân về công tác phòng chống HIV/AIDS, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Chiềng Khoa đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, nhằm đẩy lùi căn bệnh HIV/AIDS ra khỏi cuộc sống cộng đồng.
Những ngày đầu tháng 7, chúng tôi trở lại xã Chiềng Xuân (Vân Hồ), màu xanh ngát của những vườn đồi cây ăn quả như làm dịu đi cái nắng gay gắt của mùa hè. Màu xanh ở nơi đây là thành quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc bằng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.
Những năm qua, Hội Cựu chiến binh huyện Vân Hồ thực hiện hiệu quả việc ủy thác cho vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội để hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế. Từ nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều hội viên cựu chiến binh đã có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh vươn lên thoát nghèo.
Nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, huyện Vân Hồ có vị trí địa lý thuận lợi, cách thủ đô Hà Nội 170 km, có tuyến giao thông quốc lộ 6 huyết mạch của vùng Tây Bắc đi qua. Với nhiều di tích, danh thắng đẹp và độc đáo, diện tích rừng và đất sản xuất nông lâm nghiệp lớn, khí hậu trong lành; đồng bào các dân tộc có nền văn hóa phong phú với những giá trị nhân văn, lịch sử tốt đẹp, tạo nên nét văn hóa đặc sắc, độc đáo. Đây là tiềm năng, lợi thế để Vân Hồ thu hút đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng.
Theo lời giới thiệu của Hội Cựu chiến binh huyện Vân Hồ, chúng tôi đến với bản Hang Trùng 1, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ tìm hiểu về cựu chiến binh Mùi Văn Quý, một CCB gương mẫu tiêu biểu của huyện, là tấm gương sáng cho nhân dân trong bản và thế hệ trẻ học tập, noi theo.
Những năm qua, Trạm Y tế xã Lóng Luông (Vân Hồ) đã thực hiện tốt nhiệm vụ, không để xảy ra dịch bệnh lớn trên địa bàn, là địa chỉ khám, chữa bệnh tin cậy của bà con trong xã.
Thời gian qua, công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được huyện Vân Hồ quan tâm. Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân, các cơ quan, đơn vị chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra phát hiện, ngăn chặn kịp thời các trường hợp vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, sức khỏe người dân.
Những ngày qua, việc Công an Sơn La chủ trì phối hợp với các đơn vị của Bộ Công an phá thành công chuyên án đấu tranh truy bắt các đối tượng có lệnh truy nã đặc biệt tại xã Lóng Luông (Vân Hồ) đã nhận được sự đồng tình của nhân dân trong tỉnh nói riêng cả nước nói chung. Đồng thời, đây là điều kiện hết sức quan trọng để các lực lượng chức năng tiếp tục đấu tranh chuyển hóa địa bàn phức tạp với nhiều đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm về ma túy tại Lóng Luông, trả lại cuộc sống bình yên cho người dân nơi đây.
Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn lao động dồi dào và sở hữu nguồn tài nguyên lớn về đất, với tổng diện tích đất tự nhiên trên 98.000 ha, trong đó đất nông nghiệp trên 34.000 ha. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện Vân Hồ xây dựng vùng chuyên canh, đưa ứng dụng công nghệ cao vào trồng, chăm sóc cam, chanh leo, nhãn, xoài, bưởi, rau an toàn... Đến nay, nhiều sản phẩm đã có mặt tại các siêu thị, nhà hàng lớn trong, ngoài tỉnh và hướng đến xuất khẩu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.