Dám nghĩ, dám làm, năng động phát triển kinh tế, chị Hà Thị Ngọc, bản Nà Cài, xã Chiềng Ly (Thuận Châu) đã và đang thành công với mô hình trồng lan rừng, thu nhập hơn 30 triệu đồng/tháng.
“Tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm” - đó là nhận xét của bạn bè, đồng nghiệp và học sinh Trường Trung học phổ thông Tông Lệnh (Thuận Châu) khi nhắc đến thầy giáo Bạc Cầm Phén với những cống hiến trong chuyên môn và sáng tạo, đổi mới trong công tác dạy học.
Trong cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Sơn La, anh Nguyễn Văn Nguyên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần NS Đức Việt, xã Tông Cọ (Thuận Châu) không chỉ được biết đến là doanh nhân thành đạt mà còn là người có tấm lòng nhân ái, giúp đỡ nhiều trẻ em khuyết tật vùng cao.
Chị Nguyễn Thị Bình, Giám đốc HTX Chanh leo Thuận Châu, đồng thời là Phó Giám đốc HTX sản xuất kinh doanh và dịch vụ tổng hợp Bình Thuận (xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu) - Nữ “Tỷ phú” luôn nhạy bén, năng động, dám nghĩ, dám làm, đã cùng các thành viên phát triển mô hình HTX kiểu mới hoạt động hiệu quả, đem lại giá trị cho sản phẩm chè và chanh leo, mở ra hướng phát triển kinh tế bền vững cho nông dân Phổng Lái.
Những năm qua, Công an huyện Thuận Châu đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ vững sự bình yên của nhân dân, góp phần thúc đẩy thực hiện thắng lợi các mục tiêu chính trị, kinh tế - xã hội tại địa phương.
Những năm qua, chính quyền xã Chiềng Ly (Thuận Châu) đã khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, tập trung triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng thực thi công vụ, tạo sự chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Những năm qua, chính quyền xã Chiềng Ly (Thuận Châu) đã khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, tập trung triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng thực thi công vụ, tạo sự chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Chúng tôi về xã Bản Lầm (Thuận Châu) vào một ngày tháng 8, chứng kiến những đổi thay trên miền quê cách mạng năm xưa. Những cánh đồng lúa xanh ngát, những vườn cây ăn quả phủ kín nương đồi; hệ thống điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng kiên cố... Cuộc sống của người dân nơi đây đang khởi sắc từng ngày.
Trong 2 tuần trở lại đây, quả chanh leo vàng Thái Bảo (hay còn gọi là chanh leo ngọt) của nông dân Thuận Châu được rất nhiều tư thương đặt mua, cung không đủ cầu.
Nằm cách trung tâm huyện Thuận Châu hơn 50 km, xã Pá Lông có 8 bản, trong đó 7 bản đặc biệt khó khăn với gần 3.000 nhân khẩu chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông. Khắc phục khó khăn, đội ngũ y, bác sỹ Trạm Y tế xã Pá Lông thực hiện tốt việc khám, điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân nơi đây.
Hội Nông dân xã Nậm Lầu (Thuận Châu) hiện có hơn 1.300 hội viên, sinh hoạt ở 22 chi hội. Nhằm giúp hội viên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, những năm qua, Hội đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, như: Tạo điều kiện cho hội viên vay vốn, tập huấn kỹ thuật; tổ chức cho hội viên đi tham quan học hỏi các mô hình kinh tế trong và ngoài huyện... Qua đó, giúp hội viên nâng cao mức sống, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn xã xuống hiện còn 43,52%.
Khai thác tiềm năng lòng hồ thủy điện Sơn La, nhiều hộ dân bản Huổi Pản, xã Mường Khiêng (Thuận Châu) đã đầu tư nuôi cá lồng, bước đầu đem lại hiệu quả, nâng cao thu nhập; nhiều hộ thoát nghèo vươn lên giàu có.
Huyện Thuận Châu hiện có trên 1.300 ha xoài, trong đó 660 ha đã cho thu hoạch, sản lượng năm 2020 đạt 1.050 tấn, trong đó xuất khẩu được 40 tấn sang Trung Quốc.
Khi những trận mưa nặng hạt hơn, lúa nương đang thì con gái, bà con đồng bào dân tộc Mông xã vùng cao Co Mạ (Thuận Châu) lại vào vụ thu hoạch quả dưa trên nương. Những ngày này, hai bên tỉnh lộ 108 và tuyến đường vào chợ trung tâm xã, bà con bày bán khá nhiều dưa; có nhiều thương lái từ trung tâm huyện và một số vùng khác cũng đến thu mua.
Đến hết năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Thuận Châu còn trên 34%, cao hơn nhiều so với bình quân của tỉnh. Với mục tiêu giảm nhanh số hộ nghèo, cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế, huyện đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân.
Vụ mùa năm nay, toàn huyện Thuận Châu gieo cấy hơn 1.900 ha lúa nước và trên 3.000 ha lúa nương. Trong đó trên 80% diện tích trồng lúa nếp với các giống chủ yếu: N87, N97 và nếp tan địa phương. Thời điểm này, các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn của huyện đang chỉ đạo, hướng dẫn người dân tập trung chăm sóc lúa.
Gan dạ, dũng cảm trong thời chiến, xuất ngũ về địa phương, thương binh Lò Văn Sinh, bản Hốn, xã Chiềng Bôm (Thuận Châu) nay đã 76 tuổi vẫn phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực lao động, sản xuất, vươn lên phát triển kinh tế.
Đã 59 năm trôi qua kể từ khi xảy ra thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961 - 10/8/2020), nhưng nỗi đau vẫn còn mãi trong cơ thể của những người bị nhiễm chất độc hóa học. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền trên địa bàn huyện Thuận Châu đã thường xuyên quan tâm chăm lo, giúp đỡ các nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Đảng bộ huyện Thuận Châu luôn xác định, công tác phát triển đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, góp phần đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Qua 7 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả tích cực; tỉ lệ hòa giải thành công đạt cao; các mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng dân cư được giải quyết kịp thời, thấu tình đạt lý; hạn chế tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp, góp phần ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.