Ngày 1/9, đồng chí Hoàng Văn Chất, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã chủ trì cuộc làm việc với huyện ủy Mường La về công tác khắc phục thiệt hại do mưa lũ.
Cơn lũ xảy ra đêm 2/8, rạng sáng 3/8 tại huyện Mường La đã gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản. Trong đó, xã Nặm Păm chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều ruộng nương, nhà cửa bị nước lũ cuốn trôi, đất, đá vùi lấp, Trạm y tế xã bị cuốn trôi hoàn toàn, nhiều điểm trường bị thiệt hại... Để ổn định cuộc sống cho bà con nơi đây, ngoài bố trí nhà ở cho các hộ dân thuộc 5 bản bị thiệt hại nặng, huyện Mường La còn phải triển khai đồng loạt các dự án xây dựng lại đường giao thông, trạm y tế, trường học, hệ thống cấp nước sinh hoạt, hệ thống cấp điện sinh hoạt cho các hộ dân...
Sau 1 tuần thi công với tinh thần “1 người làm việc bằng 2” để giúp người dân vùng lũ ổn định cuộc sống, đến ngày 28/8, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh đã hoàn thành việc lắp đặt và bàn giao 7 công trình cấp nước sinh hoạt hỗ trợ khẩn cấp khắc phục hậu quả mưa lũ cho 641 hộ thuộc các bản: Huổi Sói, Piệng, Hốc, Huổi Hốc, Huổi Liếng (xã Nặm Păm) và bản Mé, Co Lìu, Nà Lốc, Nong Heo, Xong Ho của thị trấn Ít Ong (Mường La), góp phần đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày cho người dân.
Ngay sau mưa lũ xảy ra trên địa bàn huyện Mường La đầu tháng 8, Công ty Thủy điện Sơn La đã huy động phương tiện, vật tư, thiết bị, máy móc, con người phối hợp với các đơn vị trên địa bàn thực hiện các hoạt động cứu nạn, cứu trợ, giúp nhân dân sớm khắc phục thiệt hại do lũ quét gây ra, ổn định đời sống.
Trận lũ lịch sử đã xảy ra tại huyện Mường La vừa qua đã để lại những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân... Cùng với sự vào cuộc kịp thời của cấp ủy, chính quyền các cấp, các tổ chức, cá nhân trong cả nước, ngay từ những ngày đầu xảy ra mưa lũ trên địa bàn, lực lượng Cảnh sát cơ động, Công an tỉnh đã có mặt kịp thời, bám trụ và duy trì lực lượng hỗ trợ công tác cứu hộ, cứu nạn; vừa tìm cách tiếp cận, vận chuyển lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu đến các bản bị cô lập, vừa giúp bà con tháo dỡ, di dời nhà cửa, tài sản đến nơi an toàn.
Ngày 27/8, Công ty Điện lực Sơn La và Điện lực Mường La tổ chức đóng hai Trạm biến áp cấp điện trở lại cho gần 600 hộ dân ở các bản: Lè, Phiêng Hoi và Lọng Bong, xã Hua Trai, huyện Mường La (Sơn La) và xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), nâng tổng số khách hàng vùng thiệt hại do mưa lũ huyện Mường La được cấp điện trở lại lên 5.858 khách hàng và 48 trạm biến áp hoạt động trở lại.
Ngày 26/8, Đoàn công tác Thành phố Hồ Chí Minh do đồng chí Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại tỉnh ta. Cùng đi với Đoàn có đồng chí Tô Thị Bích Châu, Ủy viên Ban Thường vụ thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh.
Cách trung tâm huyện Mường La hơn 70 km, đi từ thị trấn Ít Ong qua các xã Hua Trai, Chiềng Lao, thủy điện Huội Quảng, chúng tôi đến trung tâm xã Nậm Giôn. Trở lại Nậm Giôn lần này, được tận mắt chứng kiến những đổi thay của xã vùng 3 đặc biệt khó khăn. Bà con đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế mới hiệu quả phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.
Theo phản ánh của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Sơn La, 2 Trường Tiểu học Pi Toong 1 và Pi Toong 2 ở xã Pi Toong, huyện Mường La có nhiều học sinh bị thiểu năng trí tuệ. Người dân ở khu vực này đang lo lắng, liệu số trẻ bị bệnh có tiếp tục tăng? nguyên nhân gây bệnh? Cuộc sống của những đứa trẻ này sẽ ra sao?
Theo phản ánh của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Sơn La, 2 Trường Tiểu học Pi Toong 1 và Pi Toong 2 ở xã Pi Toong, huyện Mường La có nhiều học sinh bị thiểu năng trí tuệ. Người dân ở khu vực này đang lo lắng, liệu số trẻ bị bệnh có tiếp tục tăng? nguyên nhân gây bệnh? Cuộc sống của những đứa trẻ này sẽ ra sao?
Sau cơn lũ lịch sử đêm 2/8, rạng sáng 3/8, các công trình cấp nước, ống dẫn nước của nhiều xã, thị trấn của huyện Mường La bị lũ cuốn trôi và hư hỏng nặng; các nguồn nước tự nhiên bị đất đá vùi lấp, môi trường nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cần phải nhanh chóng khắc phục để phục vụ nhu cầu thiết yếu, góp phần hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
Hơn 10 năm thực hiện dự án di dân vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, cuộc sống của bà con bản TĐC Pá Bát, xã Nậm Giôn (Mường La) đã có nhiều đổi thay. Trước đây ở bản cũ, học sinh đi bộ 30 km men theo đường ven sông để đến trường, mùa mưa nước sông dâng, học sinh dùng bè hoặc đi tắt đường rừng, xa và nguy hiểm.
Đến với Mường La vào những ngày cơn lũ lịch sử vừa đi qua, càng thêm thấm thía những mất mát, đau thương mà người dân nơi đây phải gánh chịu và phần nào thấu hiểu những bộn bề vất vả, sự cố gắng nỗ lực của ngành Y tế Sơn La trong việc đảm bảo công tác khám, chữa bệnh và phòng chống dịch nơi rốn lũ này.